Đồng Nai hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực

Đồng Nai là địa phương có quy hoạch nhiều khu công nghiệp (KCN) nhất cả nước, thị trường xuất nhập khẩu rộng lớn. Vì thế, tỉnh đang từng bước quy hoạch, phát triển để trở thành trung tâm logistics cho khu vực.

idc-nhon-trach

ICD Nhơn Trạch

Lợi thế phát triển trung tâm Logistics

Hiện nay Đồng Nai có hệ thống khu công nghiệp lớn, toàn tỉnh đã có 31 KCN đã vào hoạt động và đang tiếp tục mở rộng thêm nhiều KCN khác. Do đó, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất lớn. Đây chính là thị trường lớn, đầy tiềm năng cho hệ thống cảng, dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics của Đồng Nai. Sự tập trung nhiều KCN tại TP.Biên Hòa, các huyện Trảng Bom, Long Thành và Nhơn Trạch cũng đã là thị trường rất lớn cho dịch vụ logistics phát triển.

Bên cạnh lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, khi cảng hàng không quốc tế Long Thành hoàn thành, đưa vào sử dụng cũng sẽ tạo ra động lực phát triển mới. Mô hình “thành phố sân bay” với nhiều dịch vụ tiện ích, nhất là chuỗi cung ứng logistics về hàng không, đang được tỉnh nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của thế giới khi tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đồng Nai đều quan tâm lĩnh vực này.

Cùng với đó, nhiều tuyến đường giao thông lớn đi qua như đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 20, đường sắt Bắc Nam. Tỉnh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 20-25%/ hằng năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh từ 10-15%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 35%…

Không chỉ phục vụ DN trong tỉnh mà Đồng Nai cũng đang tập trung lập quy hoạch logistics và xây dựng chiến lược phát triển một trung tâm logistics trên địa bàn để phục vụ cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM thì các huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch của Đồng Nai sẽ trở thành trung tâm logistics của vùng. Do đó, quy hoạch sử dụng đất của ba khu vực trên sẽ dựa trên quy hoạch vùng để thực hiện nhằm kết nối giao thông trong vùng, phát triển kho, cảng trung chuyển hàng hóa. Khi trở thành trung tâm logistics vùng, các huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch sẽ phát triển cảng, kho bãi, vận tải đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy.

Hiện tại, nhiều DN của Đồng Nai vẫn đang phải làm dịch vụ xuất nhập khẩu ở TP.HCM, cảng Cát Lái, trong khi đó, địa phương lại có lợi thế hơn hẳn về đường sông, hệ thống cảng có thể phát triển. “Về lâu dài, xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm đô thị sẽ là chủ đạo. Do vậy, các DN cũng sẽ tìm kiếm khu vực có không gian lớn để làm khu vực lưu trữ hàng hóa chuẩn bị cho xuất khẩu. Đồng Nai phải tính toán để có thể sẵn sàng phục vụ khi có nhu cầu”

Điều chỉnh hướng phát triển hệ thống cảng cạn

Trong chuỗi cung ứng logistics, cảng cạn (ICD) lưu trữ hàng hóa và làm các dịch vụ liên quan có vị trí rất quan trọng. Từ năm 2014, tỉnh đã quy hoạch mạng lưới kho, cảng ICD đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trước thực tế phát triển và sự phát triển về các dự án hạ tầng giao thông có những thay đổi nên cần điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu phát triển.

Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GT-VT phối hợp với Sở Công thương, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai rà soát lại toàn bộ mạng lưới kho, cảng ICD và mạnh dạn bỏ những vị trí không hợp lý.

Đồng Nai từng xác định, Tổng khu trung chuyển miền Đông (H.Trảng Bom) sẽ là khu vực ICD lớn của tỉnh, tuy nhiên xu thế gần sông, biển và gần các cảng biển lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu là phù hợp hơn. Bên cạnh đó, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, cùng với hệ thống đường cao tốc… thì một chuỗi đô thị lớn kéo dài từ Bình Dương Biên Hòa, TP.HCM qua Long Thành, Nhơn Trạch sẽ hình thành, do vậy khu vực này rất thích hợp để xây dựng thành chuỗi logistics khép kín phục vụ nhu cầu sản xuất, xuất khẩu, rút ngắn thời gian, chi phí cho DN.

Cũng theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, ngoài điều chỉnh lại hướng phát triển chính, Đồng Nai cũng sẽ bổ sung các khu vực phụ phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh. Từ đó kết hợp với các cảng trong nhóm cảng biển số 5 từ 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạo thành hệ thống cảng lớn nhất cả nước, phục vụ nhu cầu trung cuyển hàng hóa cho cả các nước trong khu vực.

Tổng hợp bởi Nam Nhà Đất



source https://namnhadat.vn/dong-nai-huong-den-muc-tieu-tro-thanh-trung-tam-logistics-cua-khu-vuc/

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bà Rịa – Vũng Tàu chi 630 tỷ để GPMB cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

5 Loại Thuế Mua Bán Nhà Đất Phải Nộp Khi Thực Hiện Giao Dịch

Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông