6 cách kiểm tra bất động sản có bị thế chấp hay không
Nhà đất là khối tài sản có giá trị lớn, thậm chí đối với nhiều người là cả một gia tài. Do đó kiểm tra bất động sản có bị thế chấp không là điều bạn cần phải thực hiện trước khi tiến hành giao dịch. Dưới đây là 6 cách kiểm tra bất động sản có bị thế chấp hay không mà Nam Nhà Đất chia sẻ đến bạn.
Thế chấp bất động sản là gì?
Thế chấp là hoạt động các chủ sở hữu cầm cố tài khoản để vay tiền hoặc trao đổi các lợi ích có giá trị tương đương. Trong đó, thế chấp nhà đất để vay tiền ngân hàng là việc diễn ra phổ biến nhất.
Cách kiểm tra nhà đất có bị thế chấp hay không
Kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đây là giấy tờ chứng minh chủ sở hữu có pháp lý rõ ràng đối với khối đất đang rao bán. Do đó, bạn cần yêu cầu được kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) bản gốc, tuyệt đối không xem bản photo công chứng.
Đối với nhà đất đã được thế chấp tại ngân hàng, trên giấy sẽ ghi rõ “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng… theo hợp đồng số…”; hoặc có đính kèm một trang riêng (trang bổ sung có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Những thông tin này sẽ được ghi rõ ở trang số 3, số 4 hoặc trang bổ sung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Kiểm tra thông tin tại phòng công chứng
Để có thể tiền hành kiểm tra tính pháp lý của khối nhà đất, bạn cần yêu cầu người bán cung cấp bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, bạn cầm giấy tờ này đến văn phòng công chứng để kiểm tra xem khối bất động sản đó có đang thế chấp ngân hàng không. Thủ tục này có thể được miễn phí hoặc mất phí tùy theo quy định của từng văn phòng công chứng.
Văn phòng công chứng sẽ giúp bạn tránh được những sơ hở trong quá trình giao dịch mua bán. Do đó, bạn nên mang tất cả những giấy tờ liên quan đến giao dịch để được hỗ trợ kiểm tra và tư vấn.
Kiểm tra thông tin tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền
Các thông tin đăng ký thế chấp bất động sản đều được lưu trữ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại khu vực đó. Chính vì vậy, bạn có thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được photo công chứng đến các cơ quan này để kiểm tra.
Tìm hiểu thông tin về mảnh đất đó qua những người sống tại khu vực đó
Có những câu nói vui của người Việt về hàng xóm của mình đó là “camera chạy bằng cơm” hay “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”. Vì vậy, tìm hiểu thông tin về người bán và nhà đất đó qua hàng xóm, những người đang sinh sống trong khu vực đó sẽ mang lại những thông tin có độ chính xác cao.
Kiểm tra thông tin tại qua văn phòng môi giới
Đối với những khối nhà đất giá trị, chủ sở hữu thường tìm đến các văn phòng môi giới, giao dịch bất động sản để được hỗ trợ rao bán. Do đó, bạn có thể đến các văn phòng môi giới để được hỗ trợ kiểm tra thông tin.
Kiểm tra thông tin hợp đồng đặt cọc
Khi muốn mua nhà đất, bạn sẽ cần phải đặt cọc một khoản tiền nhất định dựa theo giá trị của khối bất động sản. Thông thường khoản đặt cọc sẽ không vượt quá 10% giá trị của khối nhà đất. Vì thế, bạn cần phải định giá bất động sản chính xác, đồng thời kiểm tra rõ ràng các thông tin trong hợp đồng đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc cần rõ ràng và thống nhất các thông tin gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số vào sổ cấp ngày bao nhiêu; thời gian, địa điểm đặt cọc; đặc điểm và giá trị bất động sản; tiền đặt cọc, cách thức thanh toán, xác định bên chịu thuế và lệ phí; xử lý tiền đặt cọc khi phát hiện hành vi vi phạm hợp đồng….
Trong trường hợp bên bán công khai việc thế chấp, hoặc bạn phát hiện nhà đất đang được thế chấp thì bạn cần lập biên bản cam kết giữa ba bên gồm: người bán – người mua (bạn) – ngân hàng (bên nhận thế chấp). Nội dung trong biên bản sẽ gồm các thông tin liên quan đến việc thanh toán tiền giữ các bên và thanh toán nợ với ngân hàng.
Như vậy, Nam Nhà Đất đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra bất động sản có bị thế chấp hay không chính xác nhất. Chúc bạn sẽ mua được khối nhà đất rõ ràng về tính pháp lý.
source https://namnhadat.vn/cach-kiem-tra-bat-dong-san-co-bi-the-chap-hay-khong/