Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành “bát giáp kim cương” của Đông Nam Á và Châu Á

Ngày 30/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị làm việc với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về nhiệm vụ, giải pháp, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển vùng kinh tế khu vực này.

Thủ tướng cho biết, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP HCM và 7 tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang và Long An có vai trò quan trọng khi 43% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước, 42% thu ngân sách. Thủ tướng yêu cầu, các địa phương trong vùng đóng góp ý kiến để Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ, ngành đưa ra quyết sách đúng, cách làm và lối đi đúng đắn. Đồng thời, Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp, các nhà khoa học góp ý để định hướng phát triển, biện pháp, chủ trương sát thực tiễn, khoa học.

Theo Thủ tướng, việc TP HCM và 7 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành siêu đô thị, bát giác kim cương”, đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành vùng hùng cường là “đòi hỏi thực tiễn, là mệnh lệnh lịch sử” trong tương lai gần. Theo đó, Thủ tướng giao các cơ quan nghiên cứu đề án về cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm vấn đề ngân sách, nghiên cứu một gói hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng giao thông kết nối quan trọng, cấp bách.

Thu-tuong-Nguyen-Xuan-Phuc-phat-trien-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai bên trái) và đoàn công tác của Chính phủ thị sát hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu) ngày 30/5

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để dành đất cho các khu công nghiệp, khu đô thị phù hợp. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương và vùng, để đón trước dòng đầu tư mới vào Việt Nam.

Các địa phương kiến nghị đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối vùng như dự án cầu Phước An, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, và tuyến đường sắt kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải.

Đối với tỉnh Đồng Nai, ưu tiên quy hoạch các công trình hạ tầng mang tính liên kết vùng như hệ thống logistics, đường vành đai TP HCM. Đồng thời, thúc đẩy tiến độ các dự án cao tốc như Dầu Giây – Liên Khương, Bến Lức – Long Thành, Phan Thiết – Dầu Giây; xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

Các tỉnh còn lại như Bình Phước, Tây Ninh, Long An cũng có đề xuất tương tự.

Bộ trưởng Giao thông vận tải đồng tình với đề xuất của các tỉnh về phát triển công trình hạ tầng, giao thông nhưng nhấn mạnh việc lưu ý ngân sách khó khăn, nguồn lực có hạn. Ông cho biết hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP) là nhanh nhất nhưng cần đảm bảo nguồn vốn tín dụng để các nhà đầu tư tiếp cận.

Bộ Giao thông Vận tải đang lập dự án logistics phía Nam; nâng cấp đường băng sân bay Tây Sơn Nhất và nghiên cứu đường sắt từ Chơn Thành – Thị Vải.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã thị sát hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ); dự án cầu Phước An nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai, và thăm dự án của Công ty Hyosung (Hàn Quốc).



source https://namnhadat.vn/phat-trien-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-thanh-bat-giap-kim-cuong-cua-dong-nam-a-va-chau-a/

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bà Rịa – Vũng Tàu chi 630 tỷ để GPMB cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

5 Loại Thuế Mua Bán Nhà Đất Phải Nộp Khi Thực Hiện Giao Dịch

Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông